Tìm hiểu về thị trường Forex (ngoại hối)
Thị trường ngoại hối là một sân chơi quốc tế, phi tập trung, nơi diễn ra hoạt động mua bán tiền tệ liên tục 24 tiếng trong năm ngày mỗi tuần. Các giao dịch không tập trung ở một địa điểm mà được thực hiện qua một hệ thống điện tử giữa của ngân hàng, nhà môi giới, tổ chức tài chính và cá nhân theo hình thức OTC.
Ngoại hối trong tiếng Anh là Forex, viết tắt là FX, là thị trường tài chính lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới. Một trong những chức năng của nó là trao đổi tiền tệ, góp phần duy trì hoạt động cho nền kinh tế toàn cầu. Từ du khách quốc tế đến những công ty đa quốc gia cần thực hiện các giao dịch xuyên biên giới, tất cả đều tương tác với thị trường ngoại hối, dù trực tiếp hay gián tiếp.
Cũng nhờ vào tính thanh khoản và các cặp tiền tệ đa dạng mà thị trường ngoại hối thu hút được các nhà giao dịch. Họ kiếm tiền từ việc theo dõi và phân tích các cặp tiền tệ quen thuộc.

Các đặc điểm chính
- Mở cửa 24 tiếng/ngày, 5 ngày/tuần
- Khối lượng giao dịch mỗi ngày khoảng 7,5 nghìn tỷ USD
- Tính thanh khoản cao và phục vụ cả nhà giao dịch cá nhân lẫn tổ chức
- Hoạt động ở nhiều trung tâm tài chính quan trọng: London, New York, Tokyo, Sydney
Cách thức hoạt động của giao dịch ngoại hối
Giao dịch ngoại hối được thực hiện theo các cặp tiền tệ, chẳng hạn như EUR/USD (đồng euro và đô-la Mỹ) hoặc GBP/JPY (bảng Anh và Yên Nhật). Trong mỗi cặp, đồng tiền đứng trước sẽ được gọi là đồng tiền yết giá, và đồng đứng sau là đồng tiền định giá. Các nhà giao dịch tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch tỷ giá giữa hai đồng tiền, thường là theo cách mua thấp-bán cao hoặc ngược lại.
Ví dụ:
Nếu bạn tin rằng đồng euro sẽ tăng giá trị so với đồng đô-la Mỹ, bạn có thể mua cặp EUR/USD. Nếu tỷ giá của cặp này tăng lên, nhà giao dịch có thể bán ra và hiện thực hóa lợi nhuận.
Phân loại các cặp tiền tệ
- Cặp tiền tệ chính – Được giao dịch rộng rãi nhất và có bao gồm USD (EUR/USD, GBP/USD)
- Cặp tiền tệ phụ – Không bao gồm USD nhưng có các đồng tiền chính khác (EUR/GBP)
- Cặp tiền tệ ngoại lai – Kết hợp giữa một đồng tiền chính và một đồng tiền từ thị trường mới nổi (USD/TRY)
Lịch giao dịch ngoại hối trong một năm
Trong một năm, hoạt động giao dịch sẽ diễn ra vào các ngày trong tuần, từ thứ Hai đến thứ Sáu, trừ các ngày lễ lớn. Do đó, số ngày giao dịch ngoại hối thường dao động từ 250 đến 252 ngày mỗi năm.
Có khoảng 8 đến 10 ngày lễ trong năm ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch ngoại hối tại các thị trường lớn trong năm. Vì thế, số lượng ngày giao dịch thực tế sẽ được điều chỉnh tương ứng:
- 260 ngày (tổng số ngày trong tuần)
- Trừ 8-10 ngày lễ
- Tương đương với 250-252 ngày giao dịch hằng năm
Mọi cặp tiền đều có thể giao dịch trong tất cả các phiên?
Về lý thuyết, hầu hết các cặp tiền tệ chính đều được giao dịch 24/5, vì đây là thị trường phi tập trung và mở cửa 24 giờ mỗi ngày ở tất cả các trung tâm tài chính lớn trên thế giới, từ thứ Hai đến thứ Sáu.
Tuy nhiên, tính thanh khoản và độ biến động còn tùy vào cặp tiền và phiên giao dịch – một vài cặp sẽ có tính thanh khoản cao hơn và dễ dàng giao dịch hơn trong một số phiên nhất định:

Tóm tắt:
- Nhìn chung, bạn có thể giao dịch tất cả các cặp tiền tệ khi thị trường mở cửa.
- Độ thanh khoản và mức chênh lệch giá sẽ có lợi cho bạn nhất khi các thị trường liên quan đi vào hoạt động, nên việc giao dịch một cặp tiền khi “sân nhà” mở cửa thường sẽ cho mức chênh lệch thấp hơn và hành động giá sôi động hơn.
- Ở những phiên trùng nhau (như phiên London/New York), nhiều cặp tiền ghi nhận sự biến động và khối lượng giao dịch tăng cao, tạo ra nhiều cơ hội giao dịch hơn.
Các cặp tiền ngoại hối lý tưởng nhất trong từng phiên giao dịch

Những thông tin hữu ích khác:
- Thời gian trùng nhau giữa hai phiên London/New York, diễn ra từ 1:00 – 5:00 chiều (GMT) là giai đoạn có tính thanh khoản và biến động cao nhất, tạo điều kiện lý tưởng cho việc giao dịch các cặp tiền tệ chính như EUR/USD, GBP/USD, và USD/JPY.
- Nếu bạn muốn giao dịch các cặp tiền ngoại lai, tốt nhất là nên tránh các giai đoạn thị trường kém sôi động, vì chênh lệch giá sẽ cao hơn và mức độ thanh khoản sẽ giảm sút.
- Việc chọn lựa các cặp tiền tệ ứng với phiên giao dịch bạn chuộng hơn sẽ giúp bạn tận dụng được lợi thế từ chênh lệch giá thấp, dao động giá mạnh và giảm thiểu nguy cơ trượt giá.
Thời gian giao dịch ngoại hối: Các phiên thị trường toàn cầu
Chu trình hoạt động liên tục của thị trường được chia ra thành bốn phiên giao dịch chính, dựa vào giờ mở cửa của các trung tâm tài chính lớn trên thế giới: Sydney, Tokyo, London và New York. Mỗi phiên mang đến những cơ hội giao dịch đặc thù, do sự khác biệt về tính thanh khoản và độ biến động.
Phiên giao dịch | Giờ thị trường mở cửa (Giờ địa phương) | Giờ thị trường đóng cửa (Giờ địa phương) | Giờ thị trường mở cửa (GMT/UTC) | Giờ thị trường đóng cửa (GMT/UTC) |
Phiên Sydney | 22:00 AEDT | 7:00 AEDT | 23:00 GMT | 8:00 GMT |
Phiên Tokyo | 9:00 JST | 18:00 JST | 00:00 GMT | 9:00 GMT |
Phiên London | 8:00 GMT | 17:00 GMT | 7:00 GMT | 16:00 GMT |
Phiên New York | 8:00 EST | 17:00 PM EST | 12:00 GMT | 21:00 GMT |
- Phiên Sydney đánh dấu điểm khởi đầu của tuần giao dịch ngoại hối, thường có mức thanh khoản thấp hơn so với các phiên khác, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc giao dịch các cặp tiền liên quan đến AUD và NZD.
- Giai đoạn phiên Tokyo và Sydney trùng nhau thúc đẩy hoạt động sôi nổi hơn, đặc biệt là với các đồng tiền châu Á và yên Nhật.
- Phiên London là thị trường lớn nhất, với khối lượng giao dịch và độ biến động cao nhất, đặc biệt là với các cặp có EUR, GBP và USD.
- Mỗi ngày, phiên New York và London sẽ trùng nhau trong vài tiếng, tạo ra khoản thời gian giao dịch có tính thanh khoản và biến động nhất. Đây cũng là lúc lý tưởng cho các cặp tiền tệ chính.
Lưu ý quan trọng:
- Các giờ giao dịch ngoại hối ở nhiều quốc gia sẽ thay đổi theo giờ quy ước mùa hè (DST).
- Thị trường sẽ đóng vào các ngày cuối tuần (thứ Bảy và Chủ Nhật) và các ngày lễ.
- Nhiều người cho rằng thời gian trùng nhau giữa hai phiên London/New York (từ 1:00 – 5:00 chiều GMT) là giai đoạn thị trường sôi động nhất và là lúc tốt nhất để giao dịch.
Hiểu rõ giờ hoạt động của các phiên sẽ giúp nhà giao dịch tối ưu hóa các chiến lược thông qua việc tập trung vào các giai đoạn có tính thanh khoản và giao động giá có lợi nhất.
Những ai tham gia vào thị trường ngoại hối?
Thị trường ngoại hối có rất nhiều đối tượng tham gia, bao gồm:
- Ngân hàng trung ương: nhằm kiểm soát sự ổn định của đồng tiền và triển khai các chính sách về tiền tệ
- Ngân hàng thương mại: để thanh toán giao dịch toàn cầu
- Tập đoàn: để phòng ngừa rủi ro dao động tỷ giá ngoại tệ
- Các quỹ phòng hộ và Nhà đầu tư tổ chức: Để đầu cơ và đa dạng hóa danh mục đầu tư
- Nhà giao dịch cá nhân: Là những người sử dụng các nền tảng giao dịch để đầu cơ hoặc đầu tư
Lý do bạn nên giao dịch ngoại hối
- Thị trường 24/5: Cho bạn sự linh hoạt khi có thể giao dịch bất cứ lúc nào trong suốt 24 tiếng, 5 ngày mỗi tuần.
- Tính thanh khoản cao: Khối lượng giao dịch mỗi ngày lên đến 7,5 nghìn tỷ USD, giúp việc vào và thoát giao dịch dễ dàng hơn.
- Cơ hội dùng đòn bẩy: Bạn có thể thực hiện các vị thế lớn với số tiền vốn khá nhỏ (rủi ro cao)
- Chiến lược đa dạng: có thể được vận dụng trong giao dịch lướt sóng, giao dịch trong ngày, giao dịch swing và đầu tư dài hạn
- Tiếp cận toàn cầu: Bạn có thể giao dịch từ khắp nơi trên thế giới khi có kết nối internet
- Tiết kiệm chi phí giao dịch: Phí hoa hồng và chênh lệch giá cũng thường thấp.
- Tính minh bạch: Hiển thị giá và dữ liệu thị trường theo thời gian thực để bạn tham khảo.
- Tiềm năng sinh lời từ cả thị trường tăng lẫn giảm: dựa vào các vị thế mua và bán.
- Tiến ra các thị trường toàn cầu: Giao dịch các đồng tiền ở khắp mọi nơi, được cọ xát với đà phát triển của các nền kinh tế thế giới.
- Tiềm năng lợi nhuận cao: Cơ hội kiếm các khoản tiền lời đáng kể thông qua phân tích và chiến lược hiệu quả.
- Tin tức và Phân tích thị trường: Nắm được nguồn thông tin dồi dào và các công cụ để giúp bạn đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt.
Những rủi ro cần cân nhắc:
Dù giao dịch ngoại hối mang lại nhiều cơ hội, nhưng nó cũng đi kèm với những rủi ro như:
- Thị trường biến động cao
- Sử dụng đòn bẩy có khả năng dẫn đến lỗ nặng
- Thiếu các quy định rõ ràng ở một vài vùng lãnh thổ
- Các thách thức về cảm xúc và tâm lý khi giao dịch
Quản trị rủi ro tốt, trang bị đủ kiến thức và thực hành chiến lược hiệu quả chính là những yếu tố trọng yếu giúp bạn tồn tại lâu dài trong thị trường ngoại hối.
Tóm lại, thị trường ngoại hối là một thành tố tạo nên hệ thống tài chính toàn cầu, mang đến những cơ hội hiếm có cho những ai nắm vững được cơ cấu và cách thức vận hành của nó. Dù là nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm hay người mới bắt đầu quan tâm đến giao dịch tiền tệ, bạn vẫn nên trang bị đầy đủ kiến thức để có thể tự tin thích ứng với thị trường cực kỳ sôi động này.